T‑Kurs (Khối T) ở Đức: Lộ trình – Điều kiện – Cơ hội ngành học
top of page

T‑Kurs (Khối T) ở Đức: Lộ trình – Điều kiện – Cơ hội ngành học

Đã cập nhật: 3 ngày trước



Nếu bạn mơ làm kỹ sư, lập trình viên hay nhà khoa học tại Đức thì khối T của chương trình Studienkolleg (dự bị đại học) chính là  “bước đệm” đầu tiên của bạn . Bài viết dưới đây tổng hợp thông tin mới nhất từ DAAD và các trường Studienkolleg để bạn có cái nhìn rõ ràng trước khi lên đường.



1. Điều kiện đầu vào khối  T


Bằng THPT đã được công nhận (hoặc đã hoàn thành ≥ 1 năm ĐH ở Việt Nam).

1.Trong Kỳ thi Tốt nghiệp THPT, thí sinh phải thi môn Ngữ văn, môn Toán và bài thi tự chọn gồm hai môn thi.

2. Kết quả trung bình của bốn môn thi phải đạt ≥ 6,5 điểm (không nhân hệ số) và không môn thi nào < 4,0 điểm.

Trình độ tiếng Đức tối thiểu B1/B2; nhiều trường yêu cầu nộp chứng chỉ, một số chỉ cần giấy xác nhận học B1/B2.

Hồ sơ bắt buộc: hộ chiếu, học bạ/bằng cấp dịch công chứng, CV, giấy tờ chứng minh trình độ tiếng Đức; một số nơi kiểm tra thêm toán–lý cơ bản trước khi xếp lớp. 

Sau khi hồ sơ đạt yêu cầu, bạn sẽ nhận được thư mời từ 1 trường Dự bị Đại học để xin visa du học.



2. Các môn học cần thiết cho khối T (Mathematics and Technical studies) khi du học Đức



Để được vào học khối T-Kurs và sau đó theo học các ngành kỹ thuật – công nghệ – toán – máy tính, bạn cần:

  • 1 môn Toán (bắt buộc)

  • 1 môn trong các môn sau:

    • Sinh học

    • Hóa học

    • Vật lý

    • Tin học (Computer Science)


📌 Ngoài ra, tuy không bắt buộc phải thi Ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT nữa, nhưng bạn vẫn cần có chứng chỉ tiếng Đức riêng để đủ điều kiện xét vào Studienkolleg.


3. Học gì trong T‑Kurs?



Khóa dự bị này được xem như bước đệm vững chắc trước năm nhất đại học — kiến thức tương đương chương trình năm nhất nhưng “dễ thở” và tập trung hơn. Trong hai học kỳ, bạn sẽ “cày” bốn môn cốt lõi:

  • Tiếng Đức học thuật (khoảng 10–18 tiết/tuần)

  • Toán

  • Vật lý

  • Hóa (một số trường cho phép học Tin hoặc song song Vật lý–Hóa)

Kỳ thi tốt nghiệp (Feststellungsprüfung – FSP) gồm ba bài viết: Đức (240’), Toán (180’), và Vật lý hoặc Hóa (180’); có thể kèm 1 phần vấn đáp (tùy trường sẽ có yêu cầu khác nhau). 


4. Sau Feststellungsprüfung, cánh cửa đại học nào sẽ mở ra?



Chứng chỉ Feststellungsprüfung‑T-Kurs cho phép bạn nộp hồ sơ vào hầu hết các ngành kỹ thuật, công nghệ và khoa học tự nhiên, tiêu biểu:

  • Cơ khí, ô‑tô, hàng không, cơ điện tử

  • Điện‑điện tử, tự động hóa, robot

  • Kỹ thuật xây dựng, vật liệu, năng lượng

  • Khoa học máy tính, trí tuệ nhân tạo, an ninh mạng

  • Toán, Vật lý, Hóa, Công nghệ sinh học

  • Công nghiệp 4.0, kỹ thuật quy trình, kỹ thuật môi trường


5. Lộ trình chuẩn bị nhanh gọn


  1. Đánh giá bằng cấp để chắc chắn xem bạn có cần học Dự bị Đại học không hay đã đủ điều kiện vào thẳng Đại học.

  2. Nên học tiếng Đức tới B2 và luyện Toán–Lý theo giáo trình lớp 12 Đức.

  3. Chọn Trường dự bị đại học (Studienkolleg)


  1. Nộp hồ sơ + xin visa (tối thiểu 6 tháng trước kỳ nhập học).

  2. Hoàn thành T‑Kurs + Feststellungsprüfung→ nộp đơn qua Uni‑Assist hoặc trực tiếp vào ngành mơ ước.


6. Một vài câu hỏi hay gặp


1. “Không có chứng chỉ tiếng Đức, có đăng ký được không?”

Trình độ tiếng Đức B1 tối thiểu (hoặc B2 tùy trường) là điều kiện đầu vào để tham gia chương trình Studienkolleg (dự bị đại học).


2.“Thi vào T‑Kurs khó không?”

Kỳ thi đầu vào Studienkolleg thường gồm hai môn: tiếng Đức và Toán. Trong đó, phần tiếng Đức thường được thiết kế dưới dạng C-Test, nhằm đánh giá khả năng hoàn thành từ vựng và cấu trúc câu trong văn bản – một kỹ năng quan trọng để theo kịp các môn học học thuật sau này. Phần Toán tập trung kiểm tra kiến thức nền tảng, bao gồm các dạng bài như phương trình, bất phương trình, hệ phương trình, hàm số, vẽ đồ thị và một số câu hỏi rèn luyện tư duy logic. Đây là những nội dung phổ biến trong các đề thi tuyển đầu vào của các trường Studienkolleg tại Đức.


3.“Học phí Studienkolleg công lập có thật sự miễn phí?”

Đúng, phần lớn các Studienkolleg công lập không thu học phí chương trình học. Tuy nhiên, bạn vẫn cần đóng phí học kỳ (Semesterbeitrag) khoảng 250–350 €/kỳ, tùy trường và bang.

Khoản phí này không phải học phí, mà là phí hành chính bao gồm:

-Vé phương tiện công cộng toàn vùng (vé tàu, xe buýt dùng không giới hạn suốt học kỳ)

-Phí quản lý sinh viên (Studentenwerk)

-Quỹ hỗ trợ dịch vụ sinh viên: thư viện, nhà ăn, tư vấn tâm lý – pháp lý...


Ngoài ra, bạn vẫn cần tự chi trả cho các khoản như: nhà ở, bảo hiểm y tế, ăn uống và sinh hoạt cá nhân.




Để được tư vấn chi tiết và miễn phí vui lòng liên hệ Trung tâm Sài Gòn Deutsch theo thông tin bên dưới các bạn nhé!

_________________________________

VUI LÒNG LIÊN HỆ :

Telephone: (84+) 033 599 2623

Địa chỉ: 785/2 Nguyễn Kiệm, Phường 3, Quận Gò Vấp, Vietnam




 
 
 
bottom of page