top of page

G‑Kurs (Khối G) ở Đức: Học gì, thi gì, và cánh cửa ngành xã hội sẽ mở ra thế nào?

Nếu bạn có đam mê với khoa học xã hội, luật, truyền thông, tâm lý, nghệ thuật hoặc thậm chí là thần học và đang muốn học đại học tại Đức, thì G‑Kurs (khối G) trong chương trình Studienkolleg – dự bị đại học chính là bước đầu tiên cần vượt qua. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ lộ trình, điều kiện và các ngành học sau khi hoàn thành chương trình này.


1. Điều kiện đầu vào G‑Kurs


Đã tốt nghiệp THPT và được công nhận tương đương Abitur (hoặc hoàn thành ít nhất 1 năm đại học ở Việt Nam).

1.Trong Kỳ thi Tốt nghiệp THPT, thí sinh phải thi môn Ngữ văn, môn Toán và bài thi tự chọn gồm hai môn thi.

2. Kết quả trung bình của bốn môn thi phải đạt ≥ 6,5 điểm (không nhân hệ số) và không môn thi nào < 4,0 điểm.


Trình độ tiếng Đức tối thiểu B1/B2, tuỳ Studienkolleg. Một số yêu cầu chứng chỉ chính thức (Telc, Goethe, TestDaF…), số khác chấp nhận giấy xác nhận học tiếng.

Hồ sơ cần có: Hộ chiếu, học bạ/bằng tốt nghiệp dịch công chứng, CV, giấy tờ tiếng Đức, đôi khi có bài test toán cơ bản hoặc ngôn ngữ đầu vào.


👉 Lưu ý: Nên học đến B2 trước khi sang để theo kịp tốc độ học – vì mọi môn đều học bằng tiếng Đức học thuật.



2. Học gì trong G‑Kurs?



G‑Kurs được thiết kế để giúp sinh viên tương lai của các ngành khoa học xã hội – kinh tế làm quen với kiến thức nền tảng và tiếng Đức học thuật. Trong khoảng 2 học kỳ, bạn sẽ học các môn chính sau:

  • Tiếng Đức học thuật (khoảng 10–18 tiết/tuần)

  • Địa lý – Lịch sử hoặc Xã hội học (tùy Studienkolleg)

📌 Một số trường có thể thay đổi môn phụ (ví dụ thêm môn Triết hoặc Chính trị), nhưng tiếng Đức môn bắt buộc.



3. Thi gì trong kỳ tốt nghiệp (Feststellungsprüfung )?


Bạn sẽ cần vượt qua kỳ thi Feststellungsprüfung (FSP) để hoàn thành G‑Kurs và được vào đại học. Cấu trúc kỳ thi gồm:

  • Tiếng Đức – viết luận học thuật + ngữ pháp

  • Một môn phụ như Xã hội học hoặc Địa lý

Tùy trường, có thể thêm phần thi vấn đáp (mündliche Prüfung) trong 1–2 môn.



4. Học G‑Kurs xong, được vào ngành gì?



Sau khi đậu FSP – G‑Kurs, bạn có thể nộp hồ sơ vào các ngành đại học thuộc nhóm:

  • Luật học, Khoa học chính trị, Quan hệ quốc tế

  • Xã hội học, Tâm lý học, Nhân học

  • Truyền thông – báo chí, Ngôn ngữ học, Giáo dục học, Nghiên cứu văn học

  • Ngành Nhân văn học, Xã hội học, Mỹ thuật, Nhạc và Ngành Đức ngữ

🎯 Lưu ý: Tùy trường đại học, có thể yêu cầu thêm kỳ thi đầu vào (đặc biệt với các ngành như Tâm lý học hay Truyền thông).



5. Chuẩn bị như thế nào để đậu G‑Kurs?



Để chuẩn bị cho khối G, bạn cần học tiếng Đức đến ít nhất trình độ B2 và làm quen với từ vựng chuyên ngành thuộc lĩnh vực xã hội và khoa học mềm. Ngoài ra, hãy rèn luyện kỹ năng viết luận học thuật bằng tiếng Đức – đây là một kỹ năng cực kỳ quan trọng trong suốt quá trình học và thi.


Bạn cũng nên phát triển tư duy phản biện và khả năng phân tích xã hội, vì đây là nền tảng của nhiều ngành thuộc khối G như truyền thông, luật hay tâm lý.


Tiếp theo, hãy tìm hiểu các trường Studienkolleg đào tạo khối G, bao gồm cả trường công lập và tư thục, để chọn nơi phù hợp với định hướng ngành học và hồ sơ của bạn.


Hồ sơ cần được nộp sớm, tốt nhất là trước kỳ nhập học khoảng 5–6 tháng, để đảm bảo thời gian chuẩn bị và xin visa du học Đức đúng hạn.


Sau khi vượt qua kỳ thi Feststellungsprüfung (FSP), bạn sẽ đủ điều kiện để nộp đơn vào đại học Đức, thông qua Uni‑Assist hoặc nộp trực tiếp, tùy theo yêu cầu của từng trường.




6. Câu hỏi thường gặp



“Thi đầu vào G‑Kurs gồm những gì?”

Chủ yếu là môn tiếng Đức, thường ở dạng C-Test hoặc bài đọc hiểu – viết lại câu, điền từ.Không yêu cầu viết luận dài, nhưng cần vốn từ vựng học thuật và ngữ pháp chắc.


“Không có chứng chỉ tiếng Đức, có học được không?”

Trình độ tiếng Đức B1 tối thiểu (hoặc B2 tùy trường) là điều kiện đầu vào để tham gia chương trình Studienkolleg (dự bị đại học).


“G‑Kurs khó hay dễ hơn khối T?”

Khó hay dễ thật ra phụ thuộc vào nền tảng và thế mạnh riêng của mỗi người. Khối G tập trung nhiều vào ngôn ngữ học thuật, lập luận xã hội, và khả năng diễn đạt ý bằng tiếng Đức một cách rõ ràng, mạch lạc. Với những bạn quen học theo kiểu “đúng – sai rõ ràng”, việc viết luận mở hoặc phân tích xã hội có thể sẽ là thử thách ban đầu.


👉 Giải pháp cho các bạn đam mê những môn văn học, luật hay những ngành thiết kế đòi hỏi độ sáng tạo cao:

  • Học tiếng Đức lên B2 vững, ưu tiên kỹ năng viết và đọc hiểu các chủ đề xã hội – nhân văn.

  • Tập viết luận ngắn hằng tuần, có thể bắt đầu từ viết nhật ký, phản biện bài báo, hoặc luyện đề mẫu từ các trường Studienkolleg.

  • Đọc thêm tài liệu bằng tiếng Đức, như tin tức, bài xã hội học đơn giản (z.B. Deutsche Welle, Logo.de), để làm quen tư duy phân tích bằng ngôn ngữ thứ hai.




G‑Kurs là lựa chọn hợp lý cho ai yêu thích ngành xã hội, luật, kinh tế – và muốn theo học đại học bằng tiếng Đức.

Hành trình này đòi hỏi chuẩn bị nghiêm túc về ngôn ngữ, tư duy xã hội và khả năng tự học, nhưng đổi lại là tấm vé vào những ngành nghề ổn định, cơ hội nghề nghiệp đa dạng và mức thu nhập tốt tại Đức.


Để được tư vấn chi tiết và miễn phí vui lòng liên hệ Trung tâm Sài Gòn Deutsch theo thông tin bên dưới các bạn nhé!

_________________________________

VUI LÒNG LIÊN HỆ :

Telephone: (84+) 033 599 2623

Địa chỉ: 785/2 Nguyễn Kiệm, Phường 3, Quận Gò Vấp, Vietnam



 
 
 

Comments


bottom of page